Rắn là 'phản diện' hay 'chính diện' trong văn hóa?
FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vnCon sắp vào lớp 1, lớp 6, cập nhật thông tin thế nào tránh sai sót?
Phim Đi về miền có nắng phát sóng trên khung giờ vàng lúc 20 giờ của VTV3 có nội dung khá hấp dẫn với sự tham gia của 3 gương mặt trẻ trong tuyến chính là Bình An, Khánh Ly, Yên Đan. Đây là bộ phim truyền hình kết hợp giữa dàn diễn viên hai miền Nam - Bắc có nội dung về những ước mơ, hoài bão của người trẻ trong sự nghiệp và tình yêu do đạo diễn Quốc Thuận cầm trịch.Xác nhận với Thanh Niên về vai chính đầu tiên trên phim truyền hình nhưng Hoàng Khánh Ly cho biết hiện tại theo yêu cầu của nhà sản xuất, cô chưa thể tiết lộ chi tiết về vai diễn.Theo diễn biến phim Đi về miền có nắng tập 1 vừa lên sóng tối 6.1, Hoàng Khánh Ly đóng nữ chính Ánh Dương, là trợ lý xinh đẹp của ông Phan. Ông Phan luôn tin tưởng Ánh Dương nên giao nhiều công việc quan trọng ở công ty và nhà máy cho cô. Cô cũng giúp ông xử lý nhiều việc rắc rối xảy ra ở nhà máy. Trong khi đó, con trai của ông Phan là Đình Phong (Bình An) vừa từ nước ngoài về nhưng lại có mối quan hệ không tốt với chính bố ruột của mình. Nguyên nhân là do những hiểu lầm về cái chết của mẹ anh cách đây 10 năm trong một vụ tai nạn giao thông. Từ những diễn biến phim vừa hé lộ, có thể thấy Đình Phong và Ánh Dương sẽ là cặp "oan gia ngõ hẹp" và sau này sẽ nảy sinh tình cảm. Trong khi đó, hiện tại Phong đã có bạn gái là Tường Vân (Yên Đan). Bộ ba này sẽ tạo nên cuộc tình tay ba trên màn ảnh nhỏ sắp tới, hứa hẹn kịch tính và mới mẻ.Trên sóng phim giờ vàng, Khánh Ly là gương mặt quen thuộc trong một số vai phụ ở các phim như Hương vị tình thân, Lựa chọn số phận, Dưới bóng cây hạnh phúc, Thương ngày nắng về, Trạm cứu hộ trái tim… Đặc biệt trong Đi giữa trời rực rỡ, nữ diễn viên sinh năm 1998 đóng vai phụ cô sinh viên tên Lê nhưng "gây bão" với chất giọng đặc trưng Nghệ An và lối diễn xuất tự nhiên đã nhận về nhiều phản hồi tích cực của khán giả.
Không nghỉ phép năm, trường hợp nào người lao động được hưởng lương?
Đội tuyển Việt Nam đã ngược dòng đánh bại Thái Lan với tỷ số 3-2 ở trận chung kết lượt về, qua đó trở thành nhà vô địch AFF Cup 2024. Các học trò HLV Kim Sang-sik đã vượt qua vô vàn khó khăn trên sân Rajamangala, từ chấn thương của Xuân Son, pha ghi bàn thiếu fair-play của Supachok Sarachat đến áp lực rất lớn từ CĐV Thái Lan. Khó khăn chồng chất, nhưng tất cả chỉ tô đậm thêm bản lĩnh của đội tuyển Việt Nam với màn ngược dòng kinh điển, qua đó trở thành tân vương Đông Nam Á. HLV Kim Sang-sik chia sẻ sau trận: "Đây mới chỉ là khởi đầu của những gì tôi sẽ chinh phục cùng Việt Nam. Sau giải này sẽ là Asian Cup và SEA Games. Đây mới chỉ là khởi đầu thôi, trên hành trình tôi cùng đội tuyển Việt Nam sẽ sải bước qua. Chúng tôi muốn cảm ơn tất cả người hâm mộ đã vượt xa đến đây để chứng kiến chức vô địch của đội tuyển Việt Nam. Tôi đã trả qua nhiều câu chuyện và giờ vô địch cùng đội tuyển Việt Nam.Phóng viên Báo Thanh Niên đặt câu hỏi: "Ông đã giữ Tuấn Hải trên ghế dự bị trong phần lớn các trận ở AFF Cup 2024, nhưng lại sử dụng anh ở chung kết để rồi Tuấn Hải đã ghi 2 bàn thắng. Đó có phải là bất ngờ thú vị ông dành cho THái Lan". HLV Kim Sang-sik đáp lời: "Khi tôi chuẩn bị cho các trận đấu, tôi luôn nghĩ tới cách phải thắng bằng được. Với Tuấn Hải, dù không ra sân nhiều nhưng cậu ấy luôn tận hiến, tập luyện chuyên nghiệp và nỗ lực trên sân tập. Tôi đã nghĩ cậu ấy có thể làm được điều gì đó ở trận chung kết này. May mắn là Tuấn Hải đã tỏa sáng. Cảm ơn cậu ấy vì điều đó, vì đã luôn cố gắng và chuyên nghiệp". Báo Thanh Niên hỏi tiếp: "HLV Ishii nói bàn thắng thiếu fair-play của Thái Lan là một pha lập công đẹp. Ông nghĩ sao?" HLV Kim Sang-sik trả: "Trước tiên, tôi muốn nói về bàn thắng của Thái Lan. Tôi thất vọng về cách hành xử của họ. Đó không phải bàn thắng thực sự đúng nghĩa đâu. Nhưng quan trọng là, chúng tôi đã nỗ lực để có được chiến thắng này". Mọi chiến thắng đều có giá trị của nó. Xin chúc mừng thầy trò HLV Kim Sang-sik!Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
Sáng 24.2, đội ngũ công nhân cùng 1 chiếc xe tải nhỏ đến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, H.Đơn Dương (Lâm Đồng), lần lượt tháo gỡ hàng loạt biển cấm đậu xe ngày chẵn, khiến người dân sống 2 bên đường bất ngờ.Bà Nguyễn Thị Thu Mai (xã Lạc Lâm), chia sẻ: "Ngày 23.2 tôi đọc Thanh Niên thấy lãnh đạo H.Đơn Dương trả lời sau khi họp với các cơ quan chức năng, thống nhất không thể tháo dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn trên QL27, trước nhà chúng tôi, nhưng sáng nay (24.2), người dân chúng tôi rất bất ngờ khi các biển cấm lần lượt được tháo gỡ…".Sáng cùng ngày PV liên lạc với ông Nguyễn Đình Tịnh, Phó chủ tịch UBND H.Đơn Dương để hỏi lý do tháo "rừng" biển báo cấm đậu xe dọc QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm, nhưng ông không nghe máy.Trước đó, ông Tịnh giải thích với PV, việc lắp đặt các biển báo trên tuyến QL27 đoạn qua xã Lạc Lâm được thực hiện theo đúng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT do Bộ GT-VT ban hành. "Đặc thù của H.Đơn Dương có tuyến đường song song với QL27, do đó, những điểm giao cắt giữa 2 con đường phải đặt biển cấm. Việc lắp đặt biển báo là cần thiết để tránh tình trạng xe đậu chắn lối ra vào, ảnh hưởng đến giao thông chung và đảm bảo cho việc xử lý vi phạm đối với các phương tiện đậu đỗ sai quy định", ông Tịnh chia sẻ.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở GT-VT tỉnh Lâm Đồng, cho biết việc đặt dãy biển báo cấm đậu xe này do H.Đơn Dương đề xuất và được sự thống nhất của cán bộ Khu Quản lý đường bộ IV.1 (Cục Đường bộ, Bộ GTVT). H.Đơn Dương chịu kinh phí lắp đặt.Ông Gia cho biết thêm, sau khi Báo Thanh Niên và các báo phản ánh, lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ IV.1 có trao đổi với ông và thống nhất không nhất thiết phải cắm nhiều biển cấm đậu xe như thế trên một đoạn đường chừng 1km. Cũng theo ông Gia, chiều 23.2, bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương có gọi điện trao đổi và xin ý kiến tư vấn xung quanh dãy biển cấm đậu xe ngày chẵn ở xã Lạc Lâm đang được dư luận quan tâm.Ông Gia một lần nữa nêu quan điểm, việc cắm dãy biển báo cấm đậu xe ở xã Lạc Lâm không sai, nhưng nhìn khá kỳ quặc, lóa mắt và phản cảm. Chỉ nên đặt biển cấm trước các ngã ba rẽ vào những hẻm lớn, những hẻm nhỏ không nhất thiết phải cắm bảng hoặc vài trăm mét cắm 1 biển để nhắc người tham gia giao thông.Còn bà Dương Thị Ngà, Bí thư Huyện ủy Đơn Dương xác nhận sáng 24.2, UBND H.Đơn Dương chỉ đạo lực lượng chức năng liên quan của huyện tiến hành tháo dỡ các biển báo cấm đậu xe ngày chẵn trên đoạn đường trên, chỉ để lại biển báo 2 đầu và tạm thời sử dụng biển phụ chỉ dẫn. Địa phương sẽ tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.Như Thanh Niên đã thông tin, đoạn QL27 đi qua xã Lạc Lâm (Đơn Dương), dài khoảng 1km từ UBND xã Lạc Lâm đến nhà thờ giáo xứ Lạc Lâm nhưng có tới 23 biển cấm đậu xe ngày chẵn.
Chuyên gia tư vấn dự phòng và điều trị bệnh lý sàn chậu, phụ khoa
Theo đó, kế hoạch của Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ thực hiện việc kiểm tra đối với 27 trường ngoài công lập bao gồm THPT, trường song ngữ, trường phổ thông nhiều cấp học trong đó có những trường như THPT Bách Việt, tiểu học-THCS-THPT Emasi Vạn Phúc, tiểu học-THCS-THPT Emasi Nam Long, tiểu học-THCS-THPT Hoàng Gia, Vạn Hạnh, Trương Vĩnh Ký, Tân Phú; Trường THCS-THPT Trí Đức, Hồng Đức, Nhân Văn, Duy Tân, Hàn Việt…Kế hoạch kiểm tra các trường ngoài công lập nói trên sẽ thực hiện trong thời gian 15 ngày, bắt đầu từ ngày 5.3 đến ngày 20.3 với nội dung:Ông Dương Trí Dũng, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết mục đích sở thực hiện kế hoạch này nhằm kiểm tra điều kiện về cơ sở vật chất chuẩn bị năm học mới; chuẩn bị điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đồng thời kiểm tra, đánh giá thực trạng điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học làm cơ sở giao chỉ tiêu tuyển sinh đầu cấp cho các trường năm học 2025-2026 và những năm học tiếp theo…Việc kiểm tra không làm ảnh hưởng hoạt động bình thường của các trường ngoài công lập nói trên nhưng phải đảm bảo đúng (theo các quy định chung), chính xác, khách quan, công khai; Phát hiện các sai sót, hạn chế, vướng mắc để có chấn chỉnh kịp thời.